Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có tổng chiều dài 392km, diện tích đất sử dụng trên 1.650ha, vốn đầu tư là 100 nghìn tỷ đồng.
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng khổ tiêu chuẩn có tổng chiều dài 392km, diện tích đất sử dụng trên 1.650 ha, vốn đầu tư là 100 nghìn tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đi qua 8 tỉnh, thành phố là: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Trên tuyến có 73 cầu lớn, với tổng chiều dài hơn 130km, trong đó phải xây mới 96 cầu; 25 hầm dài 25km; 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga.
Dự báo năng lực vận tải trong dài hạn của tuyến là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày. Tốc độ thiết kế tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là 160 km/h, mang nhiều ưu điểm vượt trội, thời gian từ Lào Cai đi Hà Nội mất 3 giờ, Lào Cai đi Hải Phòng mất 4 giờ.
Tại địa phận Hưng Yên, tuyến đường sắt sẽ có lộ trình qua huyện Văn Lâm và thị xã Mỹ Hào, chiều dài tuyến 19,4km. Điểm đầu là Km280+000 thuộc xã Lạc Đạo và điểm cuối là Km299+400 thuộc xã Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào. Dự kiến, sẽ có 2 nhà ga trên lộ trình qua tỉnh Hưng Yên.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên nhất trí với phương án của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, Chủ tịch tỉnh đề nghị cần nghiên c.ứ.u điều chỉnh một số vị trí, hướng tuyến để đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.
Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị cần nghiên c.ứ.u vị trí xây dựng nhà ga trung gian ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm và ga nhường tránh ở xã Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào nối sang huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương thuận lợi cho việc kết nối với các tuyến giao thông của tỉnh.
Tại Hải Phòng, tuyến đường sắt đi qua thành phố có điểm đầu tại xã Quang Trung (huyện An Lão), điểm cuối tại cảng Lạch Huyện (huyện Cát Hải) với chiều dài tuyến khoảng 50,3km, có 3 ga trung gian và 1 ga nhường tránh.
Cơ bản thống nhất với hướng tuyến đề xuất, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình cho rằng, tuyến đường sắt này không chỉ đơn thuần vận chuyển hàng hóa mà còn phục vụ vận chuyển cả hành khách, nên việc lựa chọn hướng tuyến phải đáp ứng các yêu cầu trên, bảo đảm kết nối một cách thuận tiện, hợp lý, đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thông hiện có.
Còn tại Hải Dương, theo quy hoạch đoạn qua tỉnh có chiều dài gần 39km, qua các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà. Theo thiết kế có 3 ga gồm 2 ga trung gian ở huyện Bình Giang, thành phố Hải Dương và 1 ga nhường tránh ở huyện Thanh Hà.
Vào tháng 10 vừa qua, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về phương án quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái. Theo đó, tuyến đường sắt qua tỉnh sẽ có lộ trình qua các huyện Văn Yên, Trấn Yên và thành phố Yên Bái; chiều dài tuyến khoảng trên 76km. Dự kiến, sẽ có 6 nhà ga với diện tích đất sử dụng khoảng 30ha; trong đó có 2 ga trung gian và 4 ga nhường tránh.
Trước đó, hồi đầu tháng 4, Phó Tỉnh trưởng Thường trực tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) kiến nghị tới Chính phủ các giải pháp để hai bên thúc đẩy q.u.a.n h.ệ hợp tác, trong đó có việc cải tạo tuyến đường sắt chung chuyển nối từ Lào Cai tới Hải Phòng nhằm thúc đẩ.y giao thương của Vân Nam và thị trường phía Tây Nam của Trung Quốc với các tỉnh của Việt Nam.
Nguồn : Lệ Chi / vietnamfinance.vn